Vệ sinh an toàn thực phẩm là điều bếp ăn công nghiệp phải làm trong toàn bộ xuyên xuốt thời gian cung cấp đến khách hàng. Điều này bắt buộc phải được làm một cách bài bản và có kế hoạch.
Tổng quan về vấn đề vệ sinh an toàn trong khuôn viên Suất ăn công nghiệp - HBIS Hòa Bình
Khuôn viên suất ăn là nơi mọi người hoạt động thường xuyên từ chế biến, nấu nướng, nấu cơm, khu chia hàng, kho trữ đồ, những tủ lưu liên quan trực tiếp đế khâu chế biến và bảo quản. Nợi đây cũng là nơi tập trung nhân viên hoạt động tất cả ở nơi này, phải cần đặc biệt vệ sinh và đảm bảo sạch sẽ trước và sau giờ làm hàng ngày..
Bếp ăn khi đảm bảo được sự an toàn sạch sẽ thì mang lại một ngày làm việc tràng đầy năng lượng tự khuôn viên chúng ta làm việc, cũng như khách hàng có ghé thăm cũng nhìn được sự chuyên nghiệp và chỉnh chu của Bếp ăn.
1. Quy định về vệ sinh khuôn viên Bếp ăn
Thường sẽ có kế hoạch cố định các ngày trong tuần theo tiêu chuẩn của bộ phần kiểm soát an toàn vệ sinh tại công ty. Các quy định được ban bố cho các nhân viên một cách khoa học và theo tiêu chuẩn nhất định.
Những tiêu chuẩn cơ bản nhà HBIS - Hòa Bình
+ Sau một ngày làm việc tất cả nhân viên sẽ theo sự phân công dọn dẹp vệ sinh tại khuôn viên làm việc. Ngoài ra còn phải đạt được các yêu cầu nhất định được bộ phận quản lý phê duyệt theo từng khu vực trong bếp khác nhau.
+ Hơn thế là các tiểu chuẩn ISO được cấp thẩm quyền nhà nước ban hành. Trong đó sẽ có những điều cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ kiểm tra các xe cộ và tất cả các trang thiết bị liên quan đến việc vận hành bếp ăn.
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh khuôn viên Bếp ăn.
Nó sẽ chia ra thành khu vực khác nhau:
Đầu tiên là phải đến là khu vực nhập hàng và bảo quản hàng kho. Nơi đây phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi nhập hàng/ hàng ngày. Vì nơi đây có thể là nơi di chuyển tất cả loại thực phẩm liên quan đến nấu nướng. Bởi vậy phải đảm bảo một cách tối ưu về vấn đề vệ sinh một cách chặt chẽ.
Tiếp theo là khu vực tiếp nhận hàng hóa chế biến và chuẩn bị nấu: Nơi đây sẽ gặp nhiều tình trạng khi thực hiện sơ chế thực phẩm có thể là cá, thịt, rau,.. Khi chế biến thì sẽ có tình trạng rơi hàng hóa hoặc những chất nhờn của các loại thực phẩm. Tại đây cần phải kiểm tra hàng ngày những nơi gần và tiếp xúc trực tiếp đến việc chế biến. Như vậy sẽ đảm bảo được việc an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo không có những vết bẩn chưa qua xử lý còn tồn lại.
Khu vực nấu nướng: đây là khu vực sẽ gặp nhiều vấn đề nhất về tình trạng có thể là dầu ăn dăn vào các thiết bị liên quan đến bếp nấu.
Ngoài ra phải kiểm soát côn trùng và các loại gây hại tại khuôn viên. Vì sao? Khi đảm bảo kiểm soát được các loại côn trùng gây hại sẽ đảm bảo được quá trình nấu nướng của bếp an toàn hơn và mang lại hiệu quả đến quá trình thực hiện giao hàng cũng an tâm hơn đến tay khách hàng.
Thực hiện các biện pháp kiểm soát cho môi trường và nguồn nước bếp ăn như là:
Kiểm soát cho môi trường bếp ăn
+ Phân loại rác thải
+ Thu gom rác thải xử lý đúng nơi quy định
+ Bố trí nơi để rác thải hợp lý
Kiểm soát nguồn nước cho bếp
+ Xử lý nguồn nước trước khi xả thải
+ Bảo trì hệ thống thoát nước
3. Quản lý vệ sinh khuôn viên suất ăn
Đào tạo nhân viên theo kế hoạch cụ thể:
+ Vệ sinh cá nhân
+ Vệ sinh khu vực làm việc
+ Hường dẫn phần biệt được khu làm sạch và khu khử trùng
+ Cách sử dụng các loại dung dịch vệ sinh
+ Phân chia trách nhiệm rõ ràng
+ Nẵm vững kiến thức và các tiêu chuẩn đã đặt ra
+ Tăng cường kết nối làm việc nhóm


